TÌM HIỂU VỀ CƠ CHẾ GIẢM MỠ CỦA CƠ THỂ VÀ CÁCH ĐỂ CÓ MỘT BODY ĐẸP
Nhiều người thường nghĩ đến mỡ là một thành phần
có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên mỡ khác với mỡ thừa. Mỡ có vai trò quan trọng
đối với cơ thể chúng ta, nhưng mỡ thừa lại chính là tác nhân chính gây ra béo
phì, các bệnh về gan, tim mạch,...Chúng ta hầu như ai cũng mong muốn có một cơ
thể đẹp, săn chắc. Vậy làm thế nào để loại bỏ mỡ thừa và sở hữu một body đẹp?
Hãy cùng True Healthy Blog tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu về mỡ - yếu tố chính trong quá trình giảm cân
Mỡ là một thành phần quan trọng trong quá trình
vận hành của cơ thể. Có thể kể đến các vai trò chính của mỡ như sau:
+ Tham gia vào quá trình cấu tạo các tế bào
trong cơ thể
+ Cung cấp và giúp cơ thể dự trữ năng lượng
+ Bảo vệ và điều hòa thân nhiệt
+ Giúp hấp thu và vận chuyển các chất tan trong
dầu, các loại vitamin,...
Mỡ trong cơ thể được cấu tạo từ chất béo, cơ thể bạn tạo ra chất béo bằng cách hấp thu lượng calo dư thừa. Có rất nhiều loại chất béo khác nhau. Một số chất béo có trong các loại thực phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng đa dạng cho cơ thể, nhưng cũng có những loại chất béo trong chế độ ăn uống được cho là có hại cho sức khỏe, gây nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì,...
Mô mỡ dưới da được coi là một trong những cơ quan nội tiết lớn nhất của cơ thể
Trong cơ thể chúng ta chứa hai loại chất béo chính, gồm chất béo thiết yếu và chất béo dự trữ.
Chất béo thiết yếu là loại chất béo tốt, mang những chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể và chúng ta cần lấy những chất béo này thông qua chế độ ăn uống vì cơ thể con người không thể tự tổng hợp được. Loại chất béo này cần thiết cho cấu trúc và chức năng của hầu hết các cơ quan trong cơ thể.
Chất béo dự trữ là loại chất béo được tích tụ
dưới da, bám vào các cơ bắp và nội tạng. Đây là loại chất béo nếu như vượt qua
mức dự trữ cho phép sẽ thành mỡ thừa, gây ra tình trạng béo phì và một số bệnh
liên quan khác trong cơ thể.
Vậy, mỡ có vai trò quan trọng đối với cơ thể
chúng ta, tuy nhiên mỡ thừa thì có hại cho sức khỏe, làm mất vóc dáng săn chắc,
thon gọn. Chất béo là thành phần chính của mỡ và để kiểm soát việc tăng giảm mỡ,
chúng ta cần chú ý đến các loại chất béo được đưa vào cơ thể.
2.
Giảm mỡ khác với giảm cân
Giảm cân là được hiểu là giảm trọng lượng cơ thể
của một người, bao gồm trọng lượng mỡ, cơ và nước. Trong khi đó, giảm mỡ
chỉ cơ bản là làm mất chất béo dư thừa trong cơ thể.
Kết quả của hai hiện tượng trên là không giống
nhau và giảm
mỡ được coi là tốt hơn so với giảm cân.
Giảm cân thường nhanh hơn, theo cơ chế mất nước
và cơ để từ đó làm giảm khối lượng cơ thể thông qua việc tăng đào thải, giảm
hấp thu và lượng ăn. Còn giảm mỡ sẽ cần thời gian dài hơn vì tác động theo cơ chế
siết cơ, tiêu mỡ, tăng chuyển hóa năng lượng.
3. Cơ chế giảm mỡ trong cơ thể
Để thúc đẩy quá trình giảm mỡ, bạn cần tiêu thụ ít
calo hơn mức đốt cháy. Tức là lượng calo bạn nạp vào cơ thể phải ít hơn lượng
calo bạn đốt cháy chúng. Bằng cách duy trì tiêu thụ mức calo nhất quán, chất
béo sẽ được giải phóng các tế bào mỡ và vận chuyển đến bộ máy sản xuất năng lượng
của các tế bào trong cơ thể bạn. Tại đây, chất béo được phân hủy thông qua một
loạt quá trình để tạo ra năng lượng.
Như vậy, theo thời gian, chất béo được đưa ra
khỏi tế bào mỡ, sau đó được chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho các hoạt
động của cơ thể. Khi quá trình này tiếp tục đều đặn trong thời gian nhất định,
lượng mỡ trong cơ thể được giảm xuống và sẽ có sự thay đổi về cân nặng.
4. Gợi ý thực đơn giảm mỡ và kết hợp phương pháp luyện tập
Chế độ ăn uống là chìa khóa quan trọng trong quá trình giảm mỡ và lấy lại vóc dáng săn chắc, thon gọn. Tuy nhiên, ăn gì và ăn như thế nào lại khiến nhiều người phải đau đầu suy nghĩ. Đừng quá lo lắng, vì ngay sau đây True Healthy sẽ gợi ý cho bạn những thực đơn giảm mỡ trong vòng 5 ngày với cách làm đơn giản, hiệu quả cho quá trình lấy lại vóc dáng.
- Ngày 1:
Bữa sáng, bạn nên chọn cho mình 1 quả chuối, nửa
ly sữa tươi không đường kết hợp ngũ cốc. Sau đó, bạn có thể ăn nhẹ một số loại
trái cây như nho, ổi, chuối,...
Bữa trưa, bạn ăn 1 chén cơm gạo lứt nhỏ, 150
gram ức gà luộc, rau củ luộc hoặc rau củ sống.
Bữa tối, bạn nên cho vào khẩu phần ăn của mình khoảng 150 gram hải sản hấp hoặc luộc, kết hợp ăn thật nhiều rau xanh cùng với 1 chén cơm nhỏ.
- Ngày 2:
Bữa sáng, bạn nên thay đổi một chút so với bữa
sáng của ngày thứ nhất bằng 1 chén yến mạch trộn với 1 hộp sữa chua không đường
kèm một ít trái cây.
Bữa trưa, bạn có thể ăn ức gà nướng và rau củ
luộc hoặc rau củ tươi. Sau đó khoảng 2 tiếng, bạn có thể ăn một nắm các loại
hạt như hạt điều, hạt óc chó, hạt hạnh nhân.
Với thực đơn của bữa tối, bạn có thể ăn 1 chén cơm gạo lứt nhỏ, 150 gram cá hấp và bông cải xanh luộc.
- Ngày 3:
Bữa sáng, bạn có thể ăn một củ khoai lang luộc
hoặc một bắp ngô luộc cùng với 1 quả táo đỏ.
Sau đó, vào bữa xế, bạn có thể ăn thêm một nắm
các loại hạt hạnh nhân, óc chó hoặc hạt điều.
Bữa trưa, bạn ăn một bát súp gà cùng với một dĩa
salad rau củ. Sau đó khoảng 2 tiếng, bạn có thể ăn một ly sữa chua không đường
kèm với trái cây như nho, táo, dâu,..
Đối với bữa tối, bạn ăn một khúc cá phi lê áp chảo, một chén cơm trắng và rau củ luộc.
- Ngày 4:
Bữa sáng, bạn nên bắt đầu ngày mới của mình với
một quả trứng gà luộc và 1 trái táo.
Vào bữa xế, bạn ăn một nắm các loại hạt như hạnh
nhân, óc chó hoặc hạt điều.
Sự lựa chọn cho bữa trưa của bạn có thể là một
chén cơm gạo lứt trộn rong biển và salad trái cây. Sau đó khoảng 2 tiếng, bạn
có thể ăn 1 củ khoai luộc.
Bữa tối, bạn ăn cá hồi áp chảo và salad trộn.
- Ngày 5:
Bữa sáng bao gồm bánh mì đen, trứng ốp la và
salad. Sau đó, bạn ăn nhẹ bằng các loại trái cây ít đường như ca, quýt, táo.
Thực đơn bữa trưa, bạn ăn 150 gram thịt luộc
cuốn rau sống.
Bữa xế, bạn ăn một nắm hạt dẻ cười hoặc hạt hạnh
nhân, óc chó, hạt điều,...
Bữa tối bao gồm 150 gram cá nướng và nhiều rau
củ xanh.
Ngoài thực đơn ăn như trên, bạn có thể tham khảo
sử dụng các liệu trình nước ép tự nhiên.
Bên cạnh một thực đơn phù hợp, bạn nên kết hợp
với việc tập luyện để tăng hiệu quả giảm mỡ. Một số động tác luyện tập cơ bản mà bạn có thể tham
khảo như: gập bụng, plank, chống đẩy, đạp xe, chạy bộ,...Ngoài ra, bạn
nên tập cho mình thói quen sinh hoạt đều đặn, ngủ đủ giấc, ăn đúng bữa.
Chế độ ăn uống và luyện tập là chìa khóa vàng trong việc giảm cân
Việc tập luyện và ăn uống cần được duy trì đều
đặn mỗi ngày trong một thời gian nhất định để mang đến hiệu quả rõ rệt. Vì vậy,
bạn cần kiên trì thực hiện để sở hữu vóc dáng thon thả, săn chắc một cách an
toàn, đảm bảo sức khỏe.
True Healthy tin rằng các bạn sẽ sớm có một body
đẹp! Chúc các bạn thành công.
Nguồn tham khảo:
1. Axit béo thiết yếu, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Truy cập từ: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/axit-beo-thiet-yeu-chat-beo-bao-hoa-va-chat-beo-chuyen-hoa/
2. Chất béo trong cơ thể sẽ đi đâu khi bạn giảm cân. Truy cập từ: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/chat-beo-trong-co-se-di-dau-khi-ban-giam-can/
3. Mô mỡ dưới da: Ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe. Truy cập từ: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/mo-mo-duoi-da-ung-dung-trong-cham-soc-suc-khoe/?link_type=related_posts
Hữu ích quá cung cấp kiến thức mới
Trả lờiXóa